Chạy quảng cáo Shopee là một trong những phương pháp phổ biến giúp người bán tăng độ hiển thị và doanh số trên sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, không ít người gặp tình trạng “đổ tiền chạy ads mãi mà không chốt được đơn nào”. Bài viết này sẽ chỉ ra 9 nguyên nhân phổ biến khiến quảng cáo Shopee không ra đơn và cách khắc phục chi tiết nhất, giúp bạn tối ưu chiến dịch và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
I. Nguyên Nhân Chính Khiến Chạy Quảng Cáo Shopee Ads Không Hiệu Quả
Các nhà bán hàng đang bị định hướng rất sai lầm khi bắt đầu chạy quảng cáo Shopee đó là: NBH chỉ quan tâm việc tối ưu đấu thầu từ khóa mà quên đi việc quan trọng nhất là tối ưu cho shop và sản phẩm ngay từ đầu.
Quảng cáo chỉ là công cụ giúp tăng khả năng hiển thị sản phẩm để người mua hàng nhìn thấy sản phẩm của bạn và có cơ hội khiến người mua nhấp vào và có ý định mua hàng. Để người mua quyết định bấm vào và quyết định mua hàng thì nằm hoàn toàn ở sản phẩm. Thế nên nếu bạn tối ưu sản phẩm tốt và chọn được đúng sản phẩm để chạy , thì bạn chạy quảng cáo kiểu gì cũng rất dễ ra được đơn.

Dưới đây là 1 số nguyên nhân chính dẫn đến việc bạn chạy quảng cáo Shopee Ads không ra đơn hàng:
1. Sản Phẩm Không Có Nhu Cầu Thị Trường
Vấn đề:
- Nguyên nhân này là cơ bản và quan trọng nhất. Nếu một sản phẩm mà có nhu cầu thấp khi tung ra thị trường thì khả năng thất bại là rất cao
- Dù ban chạy quảng cáo có hiển thị tốt, nếu sản phẩm không đúng với nhu cầu thị trường thì người mua họ cũng sẽ không quan tâm.
Cách khắc phục:
- Nghiên cứu thị trường kỹ càng bằng Google Trends, Shopee Keyword Ads, hoặc các công cụ như Ubersuggest, Ahrefs để xem xu hướng tìm kiếm.
- Phân tích đối thủ: Xem các shop bán chạy họ đang bán gì, điểm mạnh sản phẩm đó là gì.
- Ưu tiên sản phẩm trend có tính thời vụ, tính giải pháp, hoặc độc đáo.
- Nên đa dạng các sản phẩm trên shop từ các sản phẩm có độ cạnh tranh cao lẫn thấp.
2. Hình Ảnh Sản Phẩm Kém Chất Lượng
Vấn đề:
Hình ảnh là yếu tố đầu tiên khách hàng nhìn thấy khi sản phẩm của bạn xuất hiện. Nếu ảnh sản phẩm mờ, tối, phông nền rối rắm thiếu chuyên nghiệp sẽ khiến người mua mất hứng thú.
Cách khắc phục:
- Đầu tư ảnh rõ nét, nhiều góc độ, bối cảnh sáng sủa, tốt nhất là ảnh thật hoặc ảnh mẫu sử dụng.
- Nên sử dụng video review ngắn 10–15 giây để tăng độ tin tưởng.
- Hạn chế dùng ảnh lấy trên mạng hoặc quá thiết kế khiến thiếu chân thực.

3. Không Tối Ưu Mô Tả Sản Phẩm Thiếu Thuyết Phục
Vấn đề:
Nhiều shop không đầu tư nhiều và độ chi tiết cho sản phẩm. Đăng sản phẩm khá hời hợt chỉ ghi mô tả sơ sài, thiếu thông tin khiến khách không hiểu rõ giá trị sản phẩm. Điều này đôi khi sẽ làm khách hàng khó hiểu, dẫn đến tình trạng lưỡng lự hoặc không tin tưởng để chốt đơn
Cách khắc phục:
- Viết mô tả theo công thức: Vấn đề – Giải pháp – Cam kết – Ưu đãi – Gọi hành động (CTA).
- Thêm thông tin về chính sách đổi trả, chất liệu, đối tượng sử dụng và hướng dẫn bảo quản nếu có.
- Làm nổi bật lợi ích, tính năng và điểm khác biệt của sản phẩm. Sử dụng từ ngữ thu hút và dễ hiểu.
- Bố cục trình bày rõ ràng bằng gạch đầu dòng, in đậm những phần quan trọng.
4. Tiêu Đề Sản Phẩm Không Tối Ưu Chuẩn SEO Shopee
Vấn đề:
Tiêu đề quá ngắn hoặc không chứa từ khóa mà khách hàng tìm kiếm.
Cách khắc phục:
- Tiêu đề nên có: Tên sản phẩm + Tính năng + Thương hiệu + Phân loại (màu, size).
- Ví dụ: Giày Sneaker Nam Nữ Thể Thao Chống Trơn Trượt Màu Trắng – Hàng Chính Hãng Size 36–44.
- Đừng viết tiêu đề theo cảm tính – hãy dựa vào dữ liệu từ Shopee Ads.
Việc bạn tối ưu sản phẩm chuẩn SEO cho tên và mô tả sản phẩm là bước quan trọng nhất khi bán hàng sẽ giúp bạn có thể ra được đơn hàng tự nhiên và giúp chạy quảng cáo hiệu quả hơn
5. Không Có Đánh Giá Hoặc Bị Đánh Giá Tiêu Cực
Vấn đề:
Sản phẩm mới, chưa có đánh giá hoặc có review xấu khiến khách ngại mua.
Cách khắc phục:
- Khuyến khích đánh giá bằng các chương trình tặng xu, giảm giá cho đơn sau.
- Để có những đánh giá đầu tiên hãy nhờ người quen mua ủng hộ và đánh giá thật (không giả tạo).
- Trả lời lịch sự và chuyên nghiệp với đánh giá xấu, thể hiện trách nhiệm.
6. Giá Bán Không Cạnh Tranh Và Shop Chưa Có Chương Trình Marketing
Vấn đề:
- Nếu giá cao hơn mặt bằng chung mà không có điểm nổi bật rõ ràng, khách hàng sẽ bỏ qua.
- Nếu shop không có các chương trình khuyến mãi nào trên shop thì tỉ lệ đặt đơn của người mua cũng sẽ giảm đi
Cách khắc phục:
- So sánh giá bán của shop với các đối thủ bán cùng mặt hàng.
- Áp dụng chiến lược giá cộng giá trị: thêm quà tặng, gói combo, voucher.
- Đừng phá giá quá mức, nhưng cũng đừng đứng ngoài “cuộc chơi giá cả”.
- Truy cập kênh Marketing tạo mã giảm giá tham gia các chương trình khuyến mãi của sàn để tăng hiệu quả ads
II. Chạy Quảng Cáo Shopee Nhưng Không Ra Đơn
7. Vị Trí Hiển Thị Shopee Ads Kém Hiệu Quả
Vấn đề:
Vị trí hiển thị quảng cáo ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận khách hàng. Nếu quảng cáo của bạn không xuất hiện hoặc hiển thị ở trang sau, cuối danh sách tìm kiếm vị trí kém nổi bật hoặc không phù hợp, khách hàng sẽ khó nhìn thấy sản phẩm.
Cách khắc phục:
- Tìm ra mức giá thầu phù hợp để quảng cáo của bạn được hiển thị ở vị trí cao mà vẫn tiết kiệm chi phí.
- Set giá thầu ở mức thấp nhất và nâng giá thầu dần lên đến khi đạt được vị trí phù hợp thì dừng lại.
- Liên tục theo dõi và tối ưu giá thầu của từng từ khóa để sản phẩm để luôn giữ được vị trí quảng cáo tốt theo mong muốn.
- Theo dõi chỉ số CTR, CPC và CR trong mục Quảng Cáo → điều chỉnh vị trí phù hợp.
- Kết cả cả 2 bộ từ khóa mở rộng và từ khóa chính xác để chạy ads
- Hãy kiếm tra lại việc chọn từ khóa. Nếu chọn từ khóa không hoặc ít liên quan đến sản phẩm sẽ làm cho giá thầu của từ khóa tăng cao, khi khách hàng tìm kiếm hiển thị ra sản phẩm không đúng với nhu cầu thì khách hàng cũng sẽ không mua.
8. Thời Gian Chạy Quảng Cáo Shopee Không Phù Hợp
Vấn đề:
Thời gian chạy quảng cáo quá ngắn hoặc sai thời điểm cũng dẫn đến không ra chuyển đổi đơn hàng. Thông thường trên Shopee mỗi chiến dịch nên chạy tối thiểu 1 tuần để đánh giá hiệu quả.
Cách khắc phục:
- Thử nghiệm chạy quảng cáo ở các vị trí hiển thị khác nhau
- Phân tích báo cáo Shopee Ads → xác định giờ cao điểm của nhóm khách hàng. Nếu có thời gian bạn có thể bật tắt quảng cáo chỉ chạy các khung giờ phổ biến. Khung giờ phổ biến: 12h–13h, 20h–23h, cuối tuần.
- Chạy ít nhất 7–10 ngày để đủ dữ liệu đánh giá và tối ưu.
- Kiểm tra hiệu quả quảng cáo ít nhất 1 lần 1 ngày
9. Không Biết Cách Xem Và Đánh Giá Báo Cáo Shopee Ads
Vấn đề:
- Có 1 ví dụ phổ biến “Sản phẩm đang bán tốt tự nhiên đến chuỗi ngày nào đó đơn tụt mạnh”. Sẽ có nhiều shop bán hàng không đi tìm hiểu nguyên nhân lại nghĩ ngay là sàn thay đổi thuật toán mà không để ý xem sản phẩm đấy mới có đánh giá 1 sao, chửi sản phẩm thậm tệ ở ngay trên cùng sản phẩm, hoặc shop bị dính tạ khi các chỉ số hoạt động shop kém đi…
- Đa số những người mới bắt đầu đều sẽ có suy nghĩ là mục đích của việc chạy quảng cáo là để ra được đơn. Việc bán được hàng là kết quả của nhiều thứ còn mục đích của việc chạy quảng cáo bản chất là đưa sản phẩm đến để khách hàng nhìn thấy. Chạy ShopeeLike Plus cũng như vậy làm tăng hiển thị cho sản phẩm
- Bạn thấy quảng cáo không ra đơn là sẽ nghĩ ngay đến việc đi tối ưu từ khóa, giá thầu mà không để ý xem lượt xem lượt hiển thị , lượt click như thế nào.
Cách khắc phục:
- Hãy hiểu rõ ý nghĩa các chỉ số trong báo cáo quảng cáo và phân tích từng chỉ số để xem nguyên nhân tại sao sản phẩm hiển thị chưa tốt hoặc có hiển thị mà không có người xem
- Ngoài tối ưu quảng cáo ra thì bạn cũng nên tối ưu thêm cả sản phẩm chạy quảng cáo và các chỉ số hoạt động trên shop
Việc chạy quảng cáo Shopee Ads không có chuyển đổi hoặc chuyển đổi rất thấp là vấn đề tổng thể, hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân để tối ưu lại. Không có quảng cáo kém, chỉ có quảng cáo chưa tối ưu đúng cách.