Chiến lược giá là đề ra các phương hướng về giá của sản phẩm giúp shop bán hàng đạt được một hay nhiều mục tiêu marketing (gia tăng thị phần, doanh số bán hàng, tối đa lợi nhuận...) chủ yếu thông qua việc áp dụng một mức giá hợp lý cho sản phẩm.
1. Chiến lược giá con số 9 - cũ nhưng hiệu quả
Rất nhiều thương hiệu hớn ngay cả thương hiệu công nghệ hàng đầu như Apple sản phẩm cũng có giá kết thúc bằng con số 9. Hầu như ai cũng sẽ hiểu rằng không có gì khác biệt lớn về giá giữa một sản phẩm giá $1000 và một sản phẩm giá $999. Nhưng nó tạo cho người dùng cảm giác giá sản phẩm rẻ hơn, giúp tăng doanh số bán hàng.
Theo các nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Chicago và MIT, việc ghi giá kết thúc bằng con số 9 đã giúp các shop có thể bán đắt hàng hơn 24% so với các sản phẩm có giá niêm yết tròn chục đặt cạnh.
2. Mẹo tạo bối cảnh bán hàng ảo tưởng về sự sang trọng
Nếu bạn đi du lịch và nghỉ ngơi tại 1 khách sạn 5 sao thì liệu bạn sẽ sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho 1 chai nước suối được bán trong khách sạn mặc dù nó chỉ đáng giá 5k nếu bạn mua ở siêu thị. Đương nhiên chai nước suối ở khách sạn sẽ luôn đắt hơn rất nhiều so với ở siêu thị dù chất lượng tương đương nhau.
Thay vì phải cạnh tranh về giá sản phẩm, mẹo giúp bạn tối đa được lợi nhuận đó là bạn hãy đầu tư nội dung và hình ảnh chuyên nghiệp cho shop bán hàng, ảnh sản phẩm bắt mắt có khung logo shop trông sẽ chuyên nghiệp hơn (app Goseller có tính năng thiết kế ảnh sản phẩm có thể tạo ảnh bìa hàng loạt sản phẩm cho shop trên shopee) và bạn cũng như nên chú trọng vào bao bì sản phẩm sao cho nó trông có vẻ sang trọng và tạo cảm giác sản phẩm đắt tiền, bạn sẽ bán được giá cao hơn.
3. Chiến lược hiển thị giá một phần
Nếu đã từng mua vé máy bay online thì chắc chắn bạn đã được "nếm thử" chiến lược giá rất "ngọt" này. Giá vé hiển thị rất rẻ nhưng khi bạn click vào đặt vé thì các chi phí như phí dịch vụ, thuế... mới hiện ra và những chi phí này có khi còn nhiều gấp đôi thậm chí gấp nhiều lần giá vé.
Tương tự khi đăng sản phẩm lên TMĐT, ví dụ bạn bán bộ áo dài cách tân theo set thay vì đăng bán sản phẩm giá 299K thì bạn có thể tách set tạo phân loại 2 nhóm áo dài 199K và quần 99K riêng. Khi hiển thị sp lên shop thì sp sẽ có khoảng giá từ 99K-199K sẽ thu hút người mua hàng click vào sản phẩm hơn.
4. Mẹo không thể đánh giá sản phẩm
Gần giống chiến lược số 2, Khi bạn bán một sản phẩm tương tự giống shop khác, bạn sẽ rất khó nâng giá cao hơn so với các shop khác, vì người mua có thể nhận diện và đánh giá so sánh sản phẩm. Nếu bạn bán một sản phẩm tương tự, nhưng lại muốn bán đắt hơn so với các shop khác. Vậy hãy đổi tên sản phẩm, tạo ảnh sản phẩm bắt mắt hơn, đồng thời thay đổi trải nghiệm mua hàng cho khách. Điều này sẽ khiến khách hàng không thể so sánh sản phẩm và họ dễ dàng chấp nhận mua hàng hơn.
Ngược lại, nếu như shop của bạn đang bán sản phẩm có giá thấp hơn các shop khác. Vậy thì hãy tìm mọi cách hiển thị sản phẩm của bạn cùng với các sản phẩm cùng loại ở các shop khác. Điều này sẽ giúp khách hàng nhận diện ra sản phẩm và tìm đến bạn.
Sử dụng phần mềm ShopeelikePlus trao đổi tương tác cũng giúp đẩy sản phẩm shop bạn lên gợi ý tìm kiếm khi người mua xem sản phẩm tương tự của shop khác và sản phẩm hiển thị nhiều hơn đến người mua hàng.
5. Chiến lược khuyến mãi theo giá trị sản phẩm
Nếu muốn bán hàng online đắt khách, bạn cần nhớ quy luật 100, phương pháp đang được rất nhiều cửa hàng bán lẻ, hay siêu thị điện máy áp dụng. Quy luật như sau:
Với các sản phẩm giá thấp (Thông thường dưới 100K) thì nên để giảm giá khuyến mại dưới dạng % sẽ kích thích khách hàng hơn. Ví dụ một chiếc áo phông 100K, nếu để giảm giá 30% sẽ ấn tượng hơn là giảm 27K, trong khi bản chất chúng hoàn toàn không có gì khác biệt.
Với các sản phẩm giá cao (trên 1 triệu) thì nên để giảm giá dưới dạng số tiền sẽ ấn tượng hơn. Ví dụ bạn bán một điện thoại giặt giá 15 triệu đồng, khi để giảm giá là 3 triệu sẽ thu hút hơn là giảm 20%, dù rõ ràng 2 cách giảm giá này là hoàn toàn tương đương nhau.
6. Chiến lược giá combo khuyến mãi
Ngoài tạo combo cơ bản thông thường kết hợp các sản phẩm với nhau thì còn mẹo nâng cao hơn 1 chút. Gia tăng doanh số và đẩy được hàng tồn nhanh chóng nhờ nâng giá một lựa chọn. Đây là mẹo bán hàng online khá đắt khách đang được nhiều thương hiệu nổi tiếng áp dụng trong chiến lược bán hàng của mình.
Tạo ra một số combo khuyến mãi khác nhau, trong số các gói này hãy tập trung làm nổi bật một combo sản phẩm chủ đích bạn muốn. Điều đó sẽ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng vì họ nhìn thấy nó tối ưu hơn hẳn so với các combo khác.
Ví dụ: Có 1 người Ý lần đầu đến Mỹ. Sau khi vào siêu thị 7eleven và quyết định lựa chọn 1 thùng bia Budweiser 12 lon giá $18 và mang ra quầy thanh toán để tính tiền. Nhân viên siêu thị người Mỹ cố gắng nói và đề cập tới 1 gói lựa chọn khác cho anh người Ý rằng có một thùng bia lớn hơn với 18 lon bia nhưng với giá chỉ có $20 được trưng bày trên kệ khuyến mãi. Anh người Ý lập tức quyết định mua ngay thùng bia 18 lon ngay sau khi tính giá thành trên đơn vị lon bia.